Saturday, August 31, 2013

Cherubim quan hệ với sự sống và phụng sự--1




Chương 1 - Ý nghĩa của lời khen ngợi


Đọc: 2 Sử ký. 20:1-25 “Sau các việc nầy, xảy có dân Mô-áp, dân Am-môn, và những người Mao-nít ở cùng họ, kéo đến đặng đánh giặc với Giô-sa-phát. 2 Bấy giờ, có người đến thuật cho Giô-sa-phát, mà rằng: Có một đám quân rất đông từ bên bờ kia của biển, từ nước Sy-ri, mà đến hãm đánh vua; kìa chúng đương ở tại Hát-sát-son-Tha-ma, cũng gọi là Ên-Ghê-đi. 3 Giô-sa-phát sợ hãi, rắp lòng tìm cầu Đức Giê-hô-va, và rao khắp xứ Giu-đa phải kiêng ăn một ngày. 4 Giu-đa nhóm lại đặng cầu Đức Giê-hô-va cứu giúp; người ta ở các thành Giu-đa đều đến đặng tìm cầu Đức Giê-hô-va.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thursday, August 29, 2013

Những người bước theo Chiên Con--1



Chương 1 - Tập thể trên núi Si-ôn

"Tôi đã thấy, kìa, Chiên Con đứng trên núi Si-ôn, và với Ngài có mười bốn vạn bốn ngàn người, đều có danh của Ngài và danh của Cha Ngài ghi trên trán mình. Tôi nghe một tiếng từ trời như tiếng nhiều dòng nước, như tiếng sấm lớn; tiếng mà tôi nghe đó lại như tiếng đàn cầm của kẻ gảy đàn cầm mình vậy. Chúng hát một bài ca mới trước ngai, và trước bốn sanh vật cùng các trưởng lão; không ai học được bài ca đó, trừ ra mười bốn vạn bốn ngàn người đã được tậu mua khỏi đất mà thôi. 4Những lẻ ấy chưa bị ô uế với đàn bà, vì vốn còn đồng trinh. Hễ Chiên Con đi đâu thì họ cũng theo đó. Họ đã được tậu mua từ trong loài người, để làm trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con. Trong miệng họ chẳng có lời dối nào, họ cũng không có tì vít gì"(Khải Huyền 14:1-5 ).

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Trận chiến cho sự sống--1



 Chương 1 – Sự tìm kiếm của đôi mắt lửa

Đọc: Khải huyền 1:1-20 “Sự Khải thị của Jêsus Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài để tỏ ra cùng các đầy tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến, và Ngài sai thiên sứ mình đem các điềm tỏ những điều đó cho đầy tớ Ngài là Giăng, là kẻ đã làm chứng về đạo Đức Chúa Trời và về chứng cớ của Jêsus Christ, tức là về mọi điều mình đã thấy. Phước cho kẻ đọc cùng kẻ nghe lời tiên tri nầy, và giữ những điều đã chép ở trong đó; vì thì giờ đã gần rồi.Giăng đạt cho bảy Hội thánh ở A-si ;
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Hãy Coi Chừng Men



HỠI ANH EM THÂN YÊU, KHI THẦY KHÔN NGOAN VÀ YÊU THƯƠNG CỦA CHÚNG TA KHUYÊN CHÚNG TA HÃY CẨN THẬN VỀ MỘT CÁI GÌ ĐÓ, PHẢI CẨN THẬN, CẢNH GIÁC VỚI NÓ - THÌ CHÚNG TA NÊN LÀM TỐT ĐỂ CHÚ Ý ĐẾN TẤM LÒNG CỦA NGÀI TRONG VẤN ĐỀ NÀY. ĐẠO ĐỨC GIẢ (NGƯỜI PHARISI), PHỦ ĐỊNH CÁI THUỘC LINH VÀ CÁI SIÊU NHIÊN (SADDUCEES), VINH QUANG THẾ TỤC (HEROD) - NHỮNG ĐIỀU NẦY NGUY HIỂM BỞI VÌ CHÚNG LÀ CHẤT GÂY CHẾT NGƯỜI. CHÚNG SẼ LẤY ĐI CỦA CHÚNG TA SỰ ĐẦY ĐỦ  MỤC ĐÍCH CỦA NGÀI TRONG CHÚNG TA. CHÚNG SẼ TIẾP TỤC RÀNG BUỘC CHÚNG TA VÀO XÁC THỊT VÀ THẾ GIỚI, VÀ CHÚNG SẼ LÀM CHO CHỨNG CỚ CỦA CHÚNG TA BẤT LỰC TRONG THỜI GIỚI NÀY, KHI TẤT CẢ MỌI THỨ BỊ TRỘN MEN. CUỐI CÙNG, KHI CHÚNG TA NHÌN VỀ PHÍA TRƯỚC THEO LỜI QUỞ TRÁCH VÀ PHÁN XÉT CỦA NGÀI VỀ CÁC HỘI THÁNH TRONG SÁCH KHẢI HUYỀN, CHÚNG TA THẤY RẰNG LỆNH

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

HOA NGỮ- NGÔN NGỮ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI?



Đây là ngôn ngữ cổ nhất, nhưng được tiếp tục viết ra trong thế giới ngày nay.
Nó được viết từ 4500 năm trước.
Các nhà phát minh ra ngôn ngữ viết đã vẽ các bức hình để diễn tả lời hay ý tưởng.
Các bức hình đơn giản đã được hợp lại để tạo ra các tư tưởng phức tạp hơn.
Ví dụ:
Trong văn hóa Trung Hoa cổ đại, anh cả là phát ngôn nhân cho gia đình. Đây có thể tại sao ký tự cho anh cả là “mouth man” (người có miệng nói).
Chữ

 


Chữ “huynh” gồm có chữ “khẩu”—miệng để nói, và hai bàn chân ngụ ý: người. Người có cái miệng là huynh trưởng.

Lịch sử quen thuộc và những việc thông thường mỗi ngày đã được dùng để tạo ra chữ (lời) mà rất nhiều người có thể nhớ.

Trước ông Phật, dân Trung Hoa đã thờ lạy cùng Đức Chúa Trời được mô tả trong Kinh thánh. Bằng chứng nằm trong các chữ Trung Hoa cổ đại:

-         Bắt đầu ngôn ngữ Trung Hoa 2500 T.C.
-         Ngũ Kinh của Kinh Thánh            1400 T.C.
-         Phật đản                                               600 T.C.
-         Chúa Jesus chết                                  30 S.C.
-         Ngày nay                                            2000 S.C.

Shang Di (Thượng Đế) là Đức Chúa Trời của Trung Hoa, trước ông Phật. Ngài là Đức Chúa Trời Đấng Tạo hóa, và sinh tế bằng động vật được dâng lên cho Ngài.




Trong suốt ba triều đại đầu tiên của Trung Hoa: Hạ, Thương, Châu, dân Trung Hoa đã thờ phượng  Shang Di. Sự thờ Phật đã đến Trung Hoa từ Ấn độ trong khoảng năm 50 T.C. Đức Chúa Trời của Kinh Thánh đã được giới thiệu cho Trung Hoa khi những người ngoại quốc đến từ Âu châu. Nhiều người ở Trung hoa tin rằng kinh thánh là sách Tây phương. Họ tin Kinh thánh là chuyện thần thoại và ngụ ngôn do người Tây phương viết ra. Họ nghĩ về Kinh Thánh như một sách của người Anh quốc. Tuy nhiên, Kinh Thánh đã không được viết bằng Anh văn.

Kinh thánh được viết bằng tiếng Hebrew và Greek. Những người viết đầu tiên của Kinh thánh xuất thân từ Ai cập và Babylon (Iraq ngày nay).
-         năm sách đầu tiên của Kinh thánh được viết ra khoảng 1400 T.C, do Moses, con nuôi của Công chúa Ai cập.
-         Năm sách nầy tập chú vào khởi đầu của nước Israel.
-         11 chương đầu ghi chép lịch sử các nước nói chung
Làm thế nào dân Trung hoa cổ đại đã biết cùng lịch sử mà đã được ghi chép trong kinh thánh? Chúng ta hãy coi các câu chuyện trong Kinh thánh và một số chữ Trung Hoa truyền thống. Rồi từ bằng chứng đó, bạn có thể quyết định cho chính mình hoặc sự liên kết là ngẫu hợp hay do thiết kế:

  1. Làm thế nào các nước và các ngôn ngữ của chúng ta bị chia rẽ?
Sáng thế ký 11:1-9, “Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng. Nhưng khi ở Đông phương dời đi, người ta gặp một đồng bằng trong xứ Si-nê-a, rồi ở tại đó.Người nầy nói với người kia rằng: Hè! Chúng ta hãy làm gạch và hầm trong lửa. - Lúc đó, gạch thế cho đá, còn chai thế cho hồ. - Lại nói rằng: Nào! Chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất. Đức Giê-hô-va bèn ngự xuống đặng xem cái thành và tháp của con cái loài người xây nên. Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đương khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được. Thôi! Chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên , vì nơi đó Đức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất”.

- Các nước và các thứ tiếng đã bị chia ra từ 5000 năm trước.
- Sự phân chia đã xảy ra 500 năm trước khi ngôn ngữ viết cổ nhất của Trung Hoa được chế tạo.
- Các ngôn ngữ của dân chúng đã bị chia ra.
- Dân chúng đã phân tán trên cả trái đất.

  1. Địa điểm của tháp Babel (đôi khi gọi là Babylon, Iraq hiện đại).

--Nếu Kinh thánh là chân thật, mọi nước đều đã di trú hay di chuyển từ Babylon.
--Người Trung hoa có thể đã di trú từ phía Tây đến Hoa lục.
--Di trú là di chuyển từ một xứ sở hay một miền và định cư tại đất nước khác.



Di trú        ==        đại             +  Sướt ( đi bộ) +   Tây            + dừng, chia rẽ


  1. Đức Chúa Trời đã sáng tạo:
Sáng thế ký 2:7, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh”.




Ký tự thay cho “hơi thở hay miệng” cũng có thể giới thiệu cho các lời “con người hay nhân vật”. Há không thích thú khi bên trong chữ “tạo” tìm thấy các chữ đại diện cho một “người bằng đất sống động. Theo Kinh thánh người đầu tiên là một người bằng đất sống động.




Theo ngôn ngữ Trung Hoa, há không có thể từ 4500 năm trước đây, dân Trung Hoa cũng tin người đầu tiên đã được sáng tạo từ bụi đất sao?

  1. Hồi ban đầu Đức Chúa Trời và con người đã có sự tương giao gần gũi. Điều nầy dẫn đến hạnh phúc chân thật.


           God         Một     Miệng=người   Viên:  vườn               
       
- Hồi ban đầu Đức Chúa Trời đặt con người trong một khu vườn đẹp đẽ hay địa đàng. Trong vườn nầy, Đức Chúa Trời đã ban phước cho con người. Trong vườn, Đức Chúa Trời và con người đã vui hưởng sự tương giao thân mật, nhưng một vài điều đã xảy ra hủy phá hạnh phúc của con người và sự tương giao thân mật của anh ta với Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:26--3:9)

  1. Sự tương giao bị mất:
-         Con người bất phục Đức Chúa Trời và phải rời khỏi khu vườn.
-         Tội lỗi đứng giữa con người và Đức Chúa Trời.
-         Lỗi lầm của con người phân rẽ anh ta khỏi Đức Chúa Trời.

  1. Một đứa trẻ tại Trung Hoa cổ đại có thể hỏi, “người đầu tiên xuất thân từ đâu?”.
-         Eden ở về phía Tây đối với Trung Hoa.
-         Eden ở về phía Đông đối với Moses.
-         Nơi nào có khu vườn mà trong đó người đầu tiên đã một một lần sống tương giao với Đức Chúa Trời?
-         Chữ “Tây” (West) nầy từ Hoa văn trả lời câu hỏi trên cách rõ ràng.
-         Đức Chúa Trời lập một khu vườn ở phía đông, tại Eden, và đặt người mà Ngài đã tạo nên ở đó.

  1. Người đầu tiên cần một người nữ:
Kinh thánh chép sau khi Đức Chúa Trời sáng tạo người nam và đặt anh trong vườn, Ngài bảo con người đặt tên mọi động vật. sau khi thấy mọi con chim trên bầu trời và thú vật của đồng ruộng, con người vẫn khao khátt có ai đó giống mình. Và Đức Chúa Trời phán, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó” (Sáng 2:18).



Chữ “Tây” nằm trên chữ “nữ” gọi là “muốn”.
Tại sao các nhà chế tạo chữ Trung Hoa chọn hai chữ “Tây”, chỉ phương hướng của vườn Eden và chữ “người nữ” , để hiệp thành chữ “khao khát”. Điều đó không vô nghĩa, trừ khi chúng ta nhớ rằng

Một người trong khu vườn, ở phía tây là người đầu tiên, khao khát một người nữ.
Và Đức Chúa Trời phán, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó” (Sáng 2:18).



Ban đầu Đức Chúa Trời đã làm ra hai người. Họ là dân đầu tiên.
Chữ “nguyên” gồm chữ “nhị”( hai) cộng với chữ người (hình hai bàn chân, thành chữ “nguyên” (đầu tiên).

         Ban đầu                          hai                        người

  1. Sự tương giao bị mất:
Sáng 2:8-9, “Đoạn, Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó. Giê-hô-va Đức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt, và trái thì ăn ngon; giữa vườn lại có cây sự sống cùng cây biết điều thiện và điều ác”.
-Có bao nhiêu cây đặc biệt giữa khu vườn? Hai cây= cây sự sống và cây tri thức thiện ác.
- Và Đức Chúa Trời phán, “Rồi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; 17 nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết”.
- Con người đã được cấm ăn một trong hai cây. Nếu anh ta ăn trái cây cấm, cây kia cũng sẽ bị cất khỏi anh ta luôn.



Hình hai cây cộng hình Đức Chúa Trời ra chữ “cấm”.

  1. Người Nữ và trái cấm:
Sáng 3:1-5, “Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao? Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, 3song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng. Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; 5nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác”.

Sáng 3:6-8, “Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa. 7Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân. Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời”.





Ngẫu hợp hay do thiết kế?




Há không thích thú sao, khi 4500 năm trước, người Trung Hoa cổ đại kết hợp con quỉ với khu vườn và hai cây lại với nhau?

  1. Hình phạt loài người:

                       Chữ “quả” –trái

-         Chữ “trần truồng” thứ nhất gồm hai chữ : “nhân (đứng)” và “quả-trái “ hợp lại
-         Chữ “trần truồng” thứ ba gồm hai chữ “y”(quần áo) và “quả-trái” hợp lại.
-         Sau khi ăn trái cấm, họ mặc quần áo để che sự lõa lồ của mình.

  1. Người nữ lãnh hình phạt nào vì tội mình?
Sáng 3:6, 16, “Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.-- Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi”.

      Đau đớn                   hai cây                   dưới                  người

  1. Người nam lãnh hình phạt nào vì tội mình?
Hình phạt người nam lãnh là chịu nhiều chông gai và tật lê.
   
  1. Kẻ sát nhân đầu tiên:
Sáng. 4:1-8, “A-đam ăn ở với Ê-va, là vợ mình; người thọ thai sanh Ca-in và nói rằng: Nhờ Đức Giê-hô-va giúp đỡ, tôi mới sanh được một người. Ê-va lại sanh em Ca-in, là A-bên; A-bên làm nghề chăn chiên, còn Ca-in thì nghề làm ruộng.
Vả, cách ít lâu, Ca-in dùng thổ sản làm của lễ dâng cho Đức Giê-hô-va. A-bên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người; cho nên Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt. Đức Giê-hô-va phán hỏi Ca-in rằng: Cớ sao ngươi giận, và cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống? 7Nếu ngươi làm lành, há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành, thì tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó.Ca-in thuật lại cùng A-bên là em mình. Vả, khi hai người đương ở ngoài đồng, thì Ca-in xông đến A-bên là em mình, và giết đi”.


- Người anh cả, Cain, đã giết người em, Abel.
- Người anh cả đầu tiên trong Kinh thánh, dữ tợn, bạo lực. Cả hai chữ “con cả” và “bạo lực” đều phát âm là “shun”.
Sáng 4:15, “Đức Giê-hô-va phán rằng: Bởi cớ ấy, nếu ai giết Ca-in, thì sẽ bị báo thù bảy lần. Đức Giê-hô-va bèn đánh dấu trên mình Ca-in, hầu cho ai gặp Ca-in thì chẳng giết”.

  1. Tội lỗi con người đã phân rẽ anh khỏi sự tương giao với Đức Chúa Trời.
Nhưng Đức Chúa Trời đã dự bị một con đường để mối liên hệ của con người với Ngài có thể được phục hồi qua sinh tế Y như câu chuyện trong Kinh thánh, người Trung Hoa cổ đại đã biết rằng sinh tế bằng chiên con đem lại sự công nghĩa và ân huệ của Đức Chúa Trời. Sáng 4:4—Ngẫu hợp hay do thiết kế?


 Công nghĩa- chiên con-ngã, tôi - bàn tay -con dao

  1. Cơn nước lụt
Noah, vợ, ba con trai và ba con dâu.
     Sáng thế ký 6:11-18, “Thế gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời và đầy dẫy sự hung ác. 12 Nầy, Đức Chúa Trời nhìn xem thế gian, thấy đều bại hoại, vì hết thảy xác thịt làm cho đường mình trên đất phải bại hoại. 13 Đức Chúa Trời bèn phán cùng Nô-ê rằng: Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy, ta sẽ diệt trừ họ cùng đất. 14Ngươi hãy đóng một chiếc tàu bằng cây gô-phe, đóng có từng phòng, rồi trét chai bề trong cùng bề ngoài. 15 Vậy, hãy làm theo thế nầy: Bề dài tàu ba trăm thước, bề ngang năm mươi thước, bề cao ba mươi thước. 16 Trên tàu ngươi sẽ làm một cửa sổ, bề cao một thước, và chừa một cửa bên hông; ngươi sẽ làm một từng dưới, một từng giữa và một từng trên. 17 Còn ta đây, ta sẽ dẫn nước lụt khắp trên mặt đất, đặng tuyệt diệt các xác thịt có sanh khí ở dưới trời; hết thảy vật chi ở trên mặt đất đều sẽ chết hết. 18 Nhưng ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, rồi ngươi và vợ, các con và các dâu của ngươi, đều hãy vào tàu.”
  

Theo câu chuyện trong Kinh thánh, có bao nhiêu người ở trong thuyền (tàu).—tám.

Sáng. 6:5-8; 7:7, “Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó. Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va.- Vì cớ nước lụt, nên Nô-ê vào tàu cùng vợ, các con trai và các dâu mình”.


Đây là chữ Trung Hoa cổ cho chiếc thuyền.
Chữ dành cho thuyền lớn đi trên đại dương là gì?

Tại sao các nhà phát minh chữ Trung Hoa cổ đại đã chọn ba chữ nầy?

Sau nước lụt, toàn thể dân cư nhân loại là gì? Noah, vợ ông, ba con trai và ba cô dâu- Tám người.



   Lụt  -nước -toàn thể -cùng-trái đất - 8 người

Chữ “nước lụt” được cấu tạo bằng sự kết hợp các chữ:
-         Nước
-         Toàn thể (đó là 8+hiệp nhất+ trái đất).

Làm sao những người Trung Hoa cổ đại đã biết được những điều nầy? Họ không có Kinh Thánh.
Hãy nhớ rằng, lịch sử quen thuộc và những việc thông thường mỗi ngày đã được dùng để tạo ra chữ (lời) mà rất nhiều người có thể nhớ.
Các câu chuyện đã được truyền lại bởi lời truyền khẩu từ 8 người mà đã là toàn thể dân số địa cầu sau nước lụt.


Kết luận:
Căn cứ vào bằng chứng chúng ta tin những người phát minh chữ Trung Hoa đã biết Đức Chúa Trời của Kinh thánh.
Chúng ta tin họ đã truyền lịch sử cho mọi nước mà đã được ghi chép chung chung trong Kinh Thánh.

Nguồn:
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Đức Chúa Trời trong tiếng Trung Quốc



                        
Có một vài từ ngữ khác nhau được sử dụng trong ngôn ngữ Trung Quốc nói về Đức Chúa Trời và thiên đường. Mỗi từ ngữ, bởi nó là từ nguyên cho chúng ta biết điều gì đó về Đấng Tối Thượng thuộc linh mà là phổ biến với người Trung Quốc cổ đại và Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ.


Đức Chúa Trời - El Shaddai-
Chữ Thượng Đế





Hoàng đế Thuấn đã  thờ phượng ShangTi, nghĩa đen, Hoàng Đế trên trời. Thật là thú vị khi lưu ý sự tương đồng về ngữ âm giữa từ ngữ Trung Quốc xác định này về Đức Chúa Trời và tiếng Hê-bơ-rơ, Shaddai (Toàn năng).

Đức Chúa Trời - Đấng Tạo Hóa


Một hình thức chữ "Thần"




Một hình thức chữ "Thần"



Đức Chúa Trời cũng được thể hiện trong ngôn ngữ Trung Quốc bởi chữ Thần (Shen). Từ ngữ này có thể được viết trong hai hình thức khác nhau (xem bên phải và bên dưới). Từ nguyên của hình ảnh này cho thấy các chi tiết về công việc của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Ở phía bên trái của chữ nầy, chúng ta thấy một hình ảnh có nghĩa là sự Tiết Lộ, Mặc khải hoặc Tuyên bố. Nhiều chỗ hơn trong các văn kiện Kinh Thánh chép về sự sáng tạo, chúng ta biết rằng "... Đức Chúa Trời phán..." (Sáng thế ký 1: 3, 6, 9, 11, 14, 20, 24, 26, NKJV). Tác giả Thánh Vịnh tuyên bố về công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời:
“Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va, Cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có.... Vì Ngài phán, thì việc liền có; Ngài biểu, thì vật bèn đứng vững bền. (Thánh Vịnh 33: 6, 9,)

Ở bên phải chữ chữ nầy, hai hình ảnh được đan bện với nhau. Ở đó, chúng ta thấy một NGƯỜI và một khu VƯỜN. NGƯỜI, là mão miện quí báu cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời (Sáng. 1:26), được đặt trong khu vườn của Eden. Moses ghi lại,
Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó (Sáng. 2:8)



Đức Chúa Trời – Linh









Linh là một từ ngữ khác có thể được sử dụng để ám chỉ Đức Chúa Trời. Trong Kinh Thánh Trung Quốc, từ ngữ này được dùng để chỉ Đức Thánh Linh. Từ nguyên của Linh tiết lộ rằng người Trung Quốc cổ đại đã có kiến ​​thức về ba thân vị của Thần cách (Godhead)! Ở nửa trên của chữ này, có  hình Một Đấng đang che phủ các giọt nước. Văn kiện sự tạo dựng trong Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, cho thấy:... Linh Đức Chúa Trời vận hành  (ấp ủ) trên mặt nước. (Sáng thế ký 1:2)

Trong phần dưới của chữ Linh, có vẻ là một tham chiếu đến ba thân vị của Thần Cách. Nó phác họa hình ảnh ba Thân Vị chung với nhau. Dưới những điều nầy, chúng ta thấy một chữ về một Công Nhân có phép thần thông, liên tưởng quyền năng kỳ diệu của Đức Chúa Trời hoạt động trong sự sáng tạo. Trong hình ảnh sau nữa, ba thân vị Đức Chúa Trời được phác họa một lần nữa. Khi nhìn chữ nầy lần đầu, nó  chia thành hai Thân Vị mang hình ảnh về công tác. Tuy nhiên, đường thẳng trong chữ Công cũng có thể giới thiệu một Thân Vị. Đường ngang có thể có nghĩa  Đấng đang ở phần trên của Linh, nhưng nó cũng có thể đại diện cho TOÀN BỘ, TOÀN THỂ hoặc TẤT CẢ. Hai đường nằm ngang trong hình nầy có thể ám chỉ các tầng trời và trái đất, kết quả của của công tác từ quyền năng thần diệu của Đức Chúa Trời.


Đức Chúa Trời - Thiên Đường




Thiên (Tian) có thể ám chỉ bầu trời hoặc trời, nhưng khi chúng ta nhìn vào nguyên ngữ của hình ảnh, chúng ta thấy một cái gì đó lớn hơn. Nó nói về Đấng ở ngoài bầu trời! Hai chữ được sử dụng để tạo ra chữ Thiên là Đại (rất lớn) và Một Đấng. Thật vậy, ShàngTi là Đấng vĩ đại nhất!

Bốn chữ, ShàngTi (Thượng Đế), Shen (Thần), Ling  (Linh) và Tian (Thiên), ​​tất cả đều ám chỉ đến  Đức Chúa Trời toàn năng, và đồng ý với lời chứng của Kinh Thánh Hê-bơ-rơ. Trong đó, chúng ta thấy quyền bính của Đức Chúa Trời, công việc của Ngài như là Đấng Tạo Hóa của tất cả mọi thứ, ba thân vị của Thần Cách, và sự vĩ đại của Đức Chúa Trời được tán dương. Một số người có thể coi sự phù hợp giữa các ký tự Trung Quốc và Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ là việc hoàn toàn ngẫu hợp. Nếu có, thì đây là một sự trùng hợp! Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng hơn chưa đến.

William J. Stewar
t
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...